Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày

Dạ dày là bộ phận quan trọng nhất trong bộ máy tiêu hóa, có 4 lớp: màng bao bọc bên ngoài; lớp cơ; màng trơn và màng nhờn (niêm mạc). Màng nhờn có những tế bào tiết ra chất nhờn để bảo vệ dạ dày khỏi bị acid làm hư hại; nhưng cũng có những tế bào tiết ra acid chlohydric (HCl). Dạ dày bị viêm loét là do các tế bào này tăng tiết acid, làm loét niêm mạc. Đôi khi, chất acid làm viêm loét dạ dày có thể do bên ngoài đưa vào.


Khi bị bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng, làm giảm tác động của acid tiết ra trên niêm mạc dạ dày.
Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng và các loại khoai là thức ăn phù hợp với người bị loét dạ dày. Nên ăn nhiều đồ ngọt và béo vì chúng có tính chất "bao bọc" niêm mạc dạ dày, tránh loét nặng thêm gây thêm nhiều biên chứng như viêm hang vị hay chảy máu, ung thư dạ dày.
Nên ăn chất ngọt, chất béo, dùng những thức ăn có tính chất bao bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mì, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng. Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới; không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ. Khi chế biến thức ăn nên nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường hấp luộc, hạn chế xào nấu.
Cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng; các loại khoai (khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp) là những thứ nên ăn. Các món thích hợp khác là thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, phomát; đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, chè. Về nước uống, nên chọn nước lọc, nước khoáng.
Không nên ăn các loại thực phẩm có độ acid cao (quả chua, dưa, cà muối, giấm, mẻ, tương ớt) hoặc tạo hơi trong dạ dày (đậu đỗ, dưa cà muối, hành), các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (như rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè) hay tăng tiết acid (nước sốt thịt, cá đậm đặc). Ngoài ra, không nên ăn các loại hoa quả như chuối tiêu, đu đủ, táo và các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích, sữa chua.
Nếu bị viêm dạ dày cấp tính, bạn cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Có thể nhịn ăn trong vòng 24-48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ kích thích tiết acid, càng làm loét vết thương. Chỉ nên uống nước khoáng với số lượng vừa phải để khỏi khát và mất nước.
Sau thời gian nhịn, nên ăn súp nấu với rau thịt nghiền, uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng 1.200-1.300 Kcal. Mỗi lần ăn với lượng ít; ăn nhiều lần cách nhau 1 giờ. Sau đó dần dần tăng số lượng cho đến khi không còn các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, ợ chua thì ăn uống gần như bình thường.
Trong trường hợp viêm dạ dày mãn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do sự tiêu hóa hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn cần phải cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: B12, acid folic, vitamin A, D, K, canxi, Fe, Zn, Mg.

Chế độ ăn 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Bắt đầu điều trị cho người loét dạ dày. Chỉ nên ăn sữa, 1-2 giờ uống sữa một lần, mỗi lần chỉ khoảng 1/3-1/2 cốc (khoảng 100 ml). Tổng năng lượng chỉ cần khoảng 1.200 Kcal. Vài ngày sau dạ dày không thấy đau thì trộn thêm kem vào sữa để tăng thêm năng lượng.

Giai đoạn 2: Khi dạ dày hết đau thì ăn những đồ mềm nhuyễn như cháo, súp, mỗi lần 100 ml, sau đó tăng dần lên. Nên ăn 6 bữa/ngày, sau đó ăn các loại như cơm nếp, bánh mì, bánh quy, thịt cá nghiền nát. Khi ăn nên nhai kỹ để đồ ăn thấm nước trước khi nuốt.

Giai đoạn 3: Vẫn tiếp tục ăn 5-6 bữa/ngày, ăn thức ăn mềm, nấu chín nhừ.
(Theo Sức khỏe & đời sống, VNE)

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn uống như nào ?


Trong bữa ăn hàng ngày cũng có một số thực phẩm thường gây đầy hơi, làm nóng hoặc khó chịu dạ dày sau khi bạn ăn chúng. Để làm dịu cơn đau dạ dày của bạn và giảm các triệu chứng đau đớn, bạn cần phải có một chế độ ăn uống lành mạnh, có thể tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây ra đau.

Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng để bạn có một chế độ ăn uống thân thiện với dạ dày:
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến dạ dày như thế nào?
Nếu bạn bị đau dạ dày sau khi ăn, bạn cần phải thay đổi những thực phẩm bạn ăn và cách ăn của bạn. Chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa giúp dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn, tránh hiện tượng tăng tiết a xít quá mức cũng như dư thừa a xít khi dạ dày trống do bữa ăn quá xa nhau.
Bạn có thể ăn thêm các bữa nhẹ với bánh quy hoặc trái cây và nên tránh bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn, thưởng thức được bữa ăn, có lợi cho việc chế tiết của dạ dày, đồng thời dạ dày cũng được giảm tải nhu động co bóp để làm nát thức ăn.
Đừng đi nằm ngay sau bữa ăn mà hãy chờ ít nhất 2 giờ sau ăn, như vậy sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 2-3 tiếng để không làm tăng lượng axit trong dạ dày.
Ăn nhiều chất xơ
Một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể giúp tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Đối với một đường ruột khỏe mạnh, bạn cần phải có nhiều chất xơ như bánh mì trái cây và rau, đậu và yến mạch. Trong một số trường hợp, ăn các loại ngũ cốc gây hội chứng ruột kích thích thì bạn có thể thay thế chất xơ từ trái cây và rau quả. Uống nhiều chất lỏng Uống nhiều nước giúp kích thích tiêu hóa và làm mềm phân. Cách tốt để chắc chắn rằng bạn đang nhận được đủ chất lỏng là hãy uống một ly nước với mỗi bữa ăn. Tránh các đồ uống caffeine vì chúng có thể gây ra chứng ợ nóng.

Cắt giảm chất béo
Thức ăn béo, chẳng hạn như khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt và các loại thực phẩm chiên, gây khó tiêu hóa, đau bụng và ợ nóng. Cắt giảm dầu mỡ, thức ăn chiên xào giúp giảm bớt khối lượng công việc dạ dày của bạn. Cố gắng ăn nhiều thịt nạc và cá, uống sữa tách kem.

Tránh xa các loại gia vị
Nhiều người thích ăn cay và nghĩ rằng nó không ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của họ. Tuy nhiên, đối với người đau dạ dày sẽ cảm thấy bụng khó chịu khi họ ăn thức ăn cay. Thực phẩm khác như tỏi và hành tây cũng có thể gây hiện tượng trên.
Nếu thức ăn cay khiến bạn ợ nóng, đau dạ dày hoặc tiêu chảy, bạn hãy tránh chúng hoàn toàn.Các loại thực phẩm có tính axit như cà chua, trái cây, dầu trộn salad và các thức uống có ga có thể gây ra chứng ợ nóng, lúa mì và củ hành có thể gây ra hội chứng ruột kích thích và nếu bạn không thể hấp thụ lactose trong sữa hoặc gây tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa... bạn hãy tránh xa các thực phẩm và đồ uống gây ra các triệu chứng tiêu hóa của bạn.

Chọn đồ uống
Đồ uống có chứa caffeine như cà phê, co ca , trà và một số thức uống có ga, tăng axit trong dạ dày dẫn đến ợ nóng ở một số người. Thức uống có ga nói chung có xu hướng dẫn đến chứng ợ nóng và có thể gây viêm loét dạ dày, viêm hang vị. Hãy hạn chế sử dụng các loại nước trên . Bạn nên sử dụng sữa chua mỗi ngày.
(Theo Phạm Minh - VnMedia)

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Những ứng dụng của tinh nghệ trong điều trị ung thư

Tinh nghệ (gồm curcumin và các curcuminoid) đang được nghiên cứu trong điều trị ung thư. Đã có trên một nghìn công trình nghiên cứu về currcumin. Xuất phát điểm của vấn đề là nghiên cứu dịch tễ học của ung thư ở một số vùng của Ấn độ cho thấy tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở những vùng người dân ăn nhiều cary (có chứa currcumin) có tỷ lệ rất thấp. Do đó các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu chiết xuất, tổng hợp Curcumin và nghiên cứu tác động của nó trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu này bước đầu đã chỉ ra răng:

Tinh chất Curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng 

* Curcumin ngăn các các tế bào ung thư đi vào pha S (pha tổng hợp của chu kỳ tế bào)

* Curcumin thúc đẩy các tế bào ung thư đi vào chết tế bào theo chương trình

* Curcumin là chất ức chế tạo mạch máu mới mạnh

* Curcumin làm hạ cholesterol huyết và chống bệnh Alzheimer (mất trí nhớ ở người già).


Nghiên cứu cũng cho thấy cũng tại Ấn độ, những vùng dân ăn nhiều cary có tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer rất thấp.
Trong ung thư, người ta chú ý nhiều đến tác dung chống tạo mạch máu mới của curcumin. Khi một mô ung thư mới hình thành có kích thước dưới 3 mm, mô u chưa cần có mạch máu riêng nuôi dưỡng. Khi mô ung phát triển to hơn, tế bào ung thư tiết ra chất kích thích tăng sinh của tế bào nội mô tạo ra các mạch máu mới. Nếu không có mạch máu riêng mới được tạo thành nuôi dưỡng mô u, tế bào ung thư sẽ bị hoại tử (chết). Curcumin cũng chỉ là một trong những chất chống tạo mạch có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp đang được nghiên cứu. Tuy nhhiên , một cản trở lớn trong việc sử dụng curcumin theo đường uống là tỷ lệ hấp thu qua ruột rất thấp. Một số nghiên cứu đã cho thấy khi curcumin được sử dùng cùng với Bioperine (tinh chất hạt tiêu) tỷ lệ hấp thu curcumin qua ruột tăng cao, theo một nghiên cứu cho thấy Bioperine làm tăng khả năng hấp thu curcumin lên tới 20 lần. Vì vậy một số hãng được phầm của Mỹ đã bán Supercurcumin (gồm curcumin kết hợp với Bioperine hàm lượng thấp). Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng dùng riêng curcumin tác dụng chống tạo mạch thấp. Người ta khuyến cáo nên dùng kết hợp currcumin với Genisteine (tinh chất đậu tương) và tinh chất trà xanh (Green Tea Extract). Ba loại này đều là những sản phẩm đã có bán trên mạng internet. Để có tác dụng, curcumin phải được sử dụng với liều cao tới 4g đến 8g/ngày.

Có vai trò ngăn cản mô ung thư phát triển nhưng cho đến nay chưa có công trình thử nghiệm lâm sàng (clinical trials) nào chứng minh là curcumin chữa được bệnh ung thư hoặc curcumin là “thần dược” chữa bệnh ung thư. Hiện nay mới chỉ có hai công trình kêu gọi bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm lâm sàng về curcumin là ung thư tuỵ và ung thư đại tràng giai đoạn muộn tại Hoa Kỳ. Ung thư đại trực tràng được ưu tiên trong thử nghiệm lâm sàng tác dụng của curcumin có thể do khả năng hấp thụ curcumin thấp, nhưng lại có tác dụng tại ruột. Vì vậy nếu chẳng may bạn bị ung thư, hãy đến các bệnh viện chuyên chữa ung thư để được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Đừng để mất thời gian vàng ngọc trong việc chữa bệnh của mình, đi uống những thuốc hoặc thực phẩm bổ trợ chưa được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng. Bạn có thể dùng curcumin dự phòng ung thư hoặc điều trị bổ sung thêm sau điều trị ung thư. Tuy nhiên việc này cũng còn nhiều bất cập vì dùng curcumin để dự phòng ung thư tái phát là phải dùng curcumin thường xuyên, ngày này qua ngày khác. Còn một trở ngại nữa là giá thành curcumin được sản xuất trong nước quá đắt, người bệnh chịu sao nổi khi phải dùng thuốc liên miên, liều cao. Bạn cũng cần lưu ý là tuyệt đối không dùng curcumin khi đang điều trị hoá chất vì chất này làm tăng độc tính của hoá chất. Do đó chỉ có thể dùng curcumin khi đã kết thúc điều trị hoá chất được 2 tuần.

Dược Châu Á ứng dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới để bào chế thành công viên nang BIOCURMIN với hàm lượng Curcumin từ nghệ tinh khiết hơn 90% kết hợp với Bioperine làm tăng khả năng hấp thụ, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và phòng ngừa bệnh ung thư. Các bạn có thể vào link này để biết thêm công dụng của nghệ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác như viêm hang vị, viêm loét dạ dày.








Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Nghệ - Vũ khí mới cho cuộc chiến chống Alzheimer

Ăn nghệ hàng tuần có thể giúp ngăn ngừa sự tấn công của căn bệnh Alzheimer, các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết

 Curcumin từ nghệ giúp điều trị bệnh Alzheimer 

Khảo sát trên một diện rộng cho thấy những người ăn 2 - 3 bữa ăn có nghệ/tuần ít có nguy cơ bị mất trí nhớ hơn”, GS Murali Doraiswamy,, ĐH Duke, (Durham, Bắc Carolina, Mỹ) cho biết.
Theo GS Murali Doraiswamy, thành phần kỳ diệu khiến nghệ có tác dụng như vậy chính là curcumin, một hợp chất tạo nên màu vàng của nghệ.
Curcumin ngăn ngừa sự lây lan của các mảng bám tinh bột tìm thấy trong não của bệnh nhân Alzheimer. Những mảng bám này được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự mất trí và các bệnh tâm thần khác.
GS Doraiswamy, một trong những cư dân của lớn lên ở Nam Ấn Độ, thành phố Madras, nổi tiếng với các món ăn cà ry, nói: “Có những bằng chứng cho thấy curcumin có khả năng “bao vây” các mảng bám. Nghệ không chỉ được nghiên cứu trên người bệnh Alzheimer và còn trên các bệnh nhân mắc bệnh ung thư và viêm khớp”.
Một nghiên cứu tương tự ở ĐH Southampton cũng cho thấy hấp thụ một lượng lớn nghệ sẽ giúp não ứng phó được với căn bệnh Alzheimer's.
GS Doraiswamy, cho biết những nghiên cứu trên người sẽ được tiếp tục dựa trên những thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.
(Theo Dailymail)

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Hướng dẫn đắp mặt nạ từ nghệ

Mặt nạ từ nghệ có tác dụng làm máu lưu thông tốt hơn, chữa lành các vết viêm nhiễm trên da, và còn là một biện pháp tốt phòng chống mụn và các vết đỏ tấy trên mặt.

Bước 1:
 mặt nạ từ nghệ
Trộn bột nghệ với sữa chua ^^

Trộn 2 thìa cafe tinh bột nghệ đắp mặt với 1 hộp sữa chua.
Cho hỗn hợp đấy vào bát, trộn đều với một ít nước và cho thêm 2 giọt tinh dầu ngải hương.
Nếu da bạn khô hãy đắp lớp mặt nạ mỏng, còn nếu da nhờn, đắp mặt nạ dày. Chờ 10 – 15 phút, sau đấy rửa sạch bằng nước mát.
Lưu ý: Dùng hỗn hợp này tối đa trong 1 tuần. Hết 1 tuần, bạn hãy chịu khó làm hỗn hợp mới nhé. Bảo quản bằng cách cho vào lọ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 2:
mặt nạ từ nghệ
Mặt nạ từ nghệ

Để tăng hiệu quả của mặt nạ, hãy xông da mặt. Trong các lỗ chân lông đọng lại chất nhờn và chất độc, hơi nước nóng sẽ giúp mở các lỗ chân lông và làm cho da dễ dàng tiếp nhận các tác động của nghệ hơn.

Đun sôi 2 lít nước và đổ ra một cái bát lớn. Nhỏ vào nước 3 giọt tinh dầu ngải cứu hoặc khuynh diệp, 1 giọt nước tinh dầu hoa hồng, 2 giọt dầu nghệ (hoặc 1/8 thìa bột nghệ).

Chờ cho nước nguội bớt một chút, đến khi hơi nước không còn bỏng rẫy, cúi mặt xuống cách mặt nước khoảng 15 cm.

Có thể phủ một chiếc khăn bông lên đầu. Giữ khoảng 7 – 15 phút, sau đấy rửa mặt bằng nước mát.

Chú ý: cần thực hiện đúng thứ tự như trên - đầu tiên là mặt nạ, sau đấy là xông hơi. Nếu làm ngược lại, bùn đắp mặt có thể bịt kín lỗ chân long. Với các bạn có làn da nhạy cảm, chỉ nên đắp mặt nạ nghệ mỗi tháng một lần.
Nếu bạn thuộc loại da bình thường hay da nhờn, có thể đắp mặt nạ hàng tuần. Kết quả sẽ thấy rõ ngay trên làn da của bạn sau 2 -3 lần sử dụng mặt nạ.
(Theo: Timnhanh)

Curcumin và piperine kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư

Trung tâm ung bướu Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện các chất curcumin (có trong nghệ) và piperine (trong tiêu đen) có thể làm giảm số lượng các tế bào gốc của những tế bào vú được nuôi cấy.
Chú thích: biểu đồ trên ghi nhận khả năng hấp thụ curcumin và curcumin + chất tăng khả năng hấp thụ bioperine của 6 người tình nguyện

Hạn chế được số lượng tế bào gốc này có nghĩa là hạn chế được số tế bào gốc có khả năng hình thành các khối u.
Tế bào gốc ung thư nằm trong khối u và kích thích nó phát triển. Liệu pháp hóa trị hiện nay không ngăn chặn được chúng nên bệnh ung thư cứ tái phát và di căn. Việc trừ khử các tế bào gốc ung thư là giải pháp giúp kiểm soát căn bệnh này.
Hai hợp chất vừa kể cản trở quá trình tự làm mới, một đặc tính tiêu biểu ở các tế bào gốc ung thư nhưng không ảnh hưởng đến quá trình biệt hóa tế bào nên không độc hại với những mô vú bình thường. Các nhà nghiên cứu dự định thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để xác định liều lượng curcumin và piperine có thể dung nạp ở người.

(Nguồn http://suckhoedoisong.vn)

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

Cấu tạo dạ dày


Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Dạ dày nằm ở phía bên trái của ổ bụng, ngay phía dưới cơ hoành (một màng cơ chia tách lồng ngực và ổ bụng). Ở người dạ dày là nơi phình to nhất của hệ thống đường tiêu hóa trong cơ thể con người, nó nối thực quản với tá tràng, phần đầu của ruột non.

vị trí dạ dày
Đây là vị trí của dạ dày, được vẽ mô phỏng từ body của một người đàn ông, nom có vẻ hơi béo :D.

Khi dạ dày trống rỗng, nó sẽ có hình dạng chữ J và thành trong của nó sẽ co lại thành những nếp gấp mềm và dài. Khi dạ dày nở ra, những nếp gấp này sẽ dãn ra và biến mất. Cơ chế này giúp cho dạ dày của một người trưởng thành trung bình có thể chứa được khoảng 1,5 - 3 lít thể tích.

Chức năng
Dạ dày có 2 chức năng chính :
- Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị.
- Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị

cấu tạo dạ dày
Cấu tạo của dạ dày

Để thực hiện được chức năng trên dạ dày có cấu tạo:
Để nghiền thức ăn có các bó cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp.Những lớp cơ này co thắt theo một nhịp đều đặn - thường là 3 lần co trong một phút - để trộn và khuấy những chất có trong dạ dày.
Dành cho chức năng thứ hai, dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc dạ dày và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.

Chu trình nạp thức ăn:
hệ tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của người

Sau khi được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản (ống này nằm song song với khí quản) sau đó là đến dạ dày.
Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị. Dạ dày cũng hấp thu chất dinh dưỡng tuy nhiên dựa theo cấu tạo thì chức năng này là không đáng kể.
Sau khi thức ăn được nghiền nát, nhào trộn và thấm dịch vị, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu sau đó là ruột già và tống ra ngoài theo đường đào thải.

Dịch vị trong dạ dày:
Bao gồm hỗn hợp các thành phần acid clohidrit (HCl) và enzyme pepsin. 
Dạ dày chia thành 3 vùng cơ bản, hang vị, thân vị và tâm vị ở đó tỷ lệ phân chia các tế bào không đều nhau, nên dạ dày sẽ tiết loại dịch vị axit cũng khác nhau ở mỗi vùng. Chức năng này đảm bảo sự phân chia đồng đều tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau cho dạ dày.
Axit dịch vị có tác dụng rất mạnh, nó đủ mạnh để có thể đục thủng 1 lỗ trên tấm thảm trải sàn. Để đảm bảo dạ dày không bị axit ăn mòn tồn tại các chất nhầy làm nhiệm vụ trung hòa axit, chất nhầy từ các tế bào phụ tiết ra, chính chất nhầy này và một số chất khác tạo lên một màng dai bao phủ niêm mạc, khiến cho dạ dày vui vẻ mỗi khi có các anh axit trên tiết ra.
Tuy vậy những tế bào của lớp màng này cũng bị hao mòn rất nhanh chóng, toàn bộ niêm mạc dạ dày được thay thế mới 3 ngày/lần. Dịch nhầy cũng hỗ trợ cho tiêu hóa bằng cách giữ cho thức ăn luôn ẩm ướt.
Và một trong những nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét hay viêm hang vị dạ dày là do sự mất cân bằng khiến cho lượng chất nhầy thiết hụt, hay sự phát triển dư thừa của axit dịch vị trong dạ dày.

Thông tin bên lề :
Hệ tiêu hóa của gấu giúp gấu có thể uống được một lít mật ong liên tục, các men enzim tiết ra đảm bảo phân giải được hết. Hệ tiêu hóa của người thì kém hơn nhiều, một con người bình thường không thể uống một lít mật ong ngay một lúc, nếu uống như vậy con người sẽ chết.
Hay mà chắc có lẽ nguyên nhân là do túi mật con người không to bằng túi mật của gấu chăng :D

 
BACK TO TOP