Hiển thị các bài đăng có nhãn cong-dung-cua-nghe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cong-dung-cua-nghe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Tác dụng của nghệ trong điều trị viêm hang vị dạ dày

Nghệ là cây thảo, thân rễ to, có ngấn, phân nhánh thành nhiều củ, màu vàng sẫm đến vàng đỏ, rất thơm. Môt trong những công dụng của nghệ được nhiều nhắc đến nhất là điều trị bệnh viêm hang vị dạ dày


Tác dụng của nghệ trong điều trị viêm hang vị

Kết luận trên được chứng minh bởi các tác dụng dược lý:
  • Hoạt tính chống loét dạ dày và rối loạn tiêu hóa: giảm tiết dịch vị, tăng lượng chất nhầy trong dịch vị, bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng, chống thương tổn loét gây bởi thắt môn vị và bởi stress do cầm giữ, nhịn đói và do tác dụng phụ của một số thuốc. Nghệ kích thích sản sinh chất nhầy ở thành dạ dày, Curcumin ức chế sự tạo khí trong ruột.
  • Curcumin trong nghệ có tác dụng ức chế vi khuẩn: Tinh dầu và một số thành hóa học của nghệ có tác dụng ức chế nhiều loài vi khuẩn và nấm gây bệnh trong đó trực khuẩn coli, nấm candida albicans vi khuẩn H.P.
Bệnh lý Dạ dày – Tá tràng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn chiếm tỷ lệ cao hơn trẻ em. Đặc điểm của bệnh là tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi là viêm dạ dày, viêm hang vị, viêm tâm vị, viêm bờ cong nhỏ hoặc loét bờ cong nhỏ, loét hang vị, loét tá tràng hoặc cả dạ dày và hành tá tràng đều bị viêm, loét người ta gọi là viêm, loét dạ dày - tá tràng.
.
Biocurmin hỗ trợ điều trị viêm hang vị

BIOCURMIN được sản xuất bởi Viện Dược Liệu Trung Ương với hàm lượng tinh chất Curcumin >90%
có tác dụng bao bọc và làm lành vết loét viêm hang vị. Bên cạnh đó, sản phẩm còn hỗ trợ tiêu hóa bằng cách tăng co bóp túi mật nhưng lại không tăng tiết axit dạ dày – một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Sản phẩm hiện đang có bán tại các nhà thuốc và các siêu thị trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ :
Đại lý của Dược Châu Á
Nguyễn Trường Lâm
Địa chỉ: ngõ 61, Định Công, Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội
Số điện thoại : 0164.214.81.51
Email: lam.biocurmin@gmail.com
Yahoo: lam.biocurmin@yahoo.com
Giá sản phẩm: 152.000 đồng/hộp. Mình để thấp hơn so với giá thị trường 165 - 190.000/hộp vì không qua kênh nhà thuốc trung gian, bán trực tiếp tới người tiêu dùng.
Lưu ý: quý khách mua hàng với số lượng lớn sẽ được giảm giá.

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

Những ứng dụng của tinh nghệ trong điều trị ung thư

Tinh nghệ (gồm curcumin và các curcuminoid) đang được nghiên cứu trong điều trị ung thư. Đã có trên một nghìn công trình nghiên cứu về currcumin. Xuất phát điểm của vấn đề là nghiên cứu dịch tễ học của ung thư ở một số vùng của Ấn độ cho thấy tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở những vùng người dân ăn nhiều cary (có chứa currcumin) có tỷ lệ rất thấp. Do đó các nhà nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu chiết xuất, tổng hợp Curcumin và nghiên cứu tác động của nó trên tế bào ung thư. Những nghiên cứu này bước đầu đã chỉ ra răng:

Tinh chất Curcumin chiết xuất từ củ nghệ vàng 

* Curcumin ngăn các các tế bào ung thư đi vào pha S (pha tổng hợp của chu kỳ tế bào)

* Curcumin thúc đẩy các tế bào ung thư đi vào chết tế bào theo chương trình

* Curcumin là chất ức chế tạo mạch máu mới mạnh

* Curcumin làm hạ cholesterol huyết và chống bệnh Alzheimer (mất trí nhớ ở người già).


Nghiên cứu cũng cho thấy cũng tại Ấn độ, những vùng dân ăn nhiều cary có tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer rất thấp.
Trong ung thư, người ta chú ý nhiều đến tác dung chống tạo mạch máu mới của curcumin. Khi một mô ung thư mới hình thành có kích thước dưới 3 mm, mô u chưa cần có mạch máu riêng nuôi dưỡng. Khi mô ung phát triển to hơn, tế bào ung thư tiết ra chất kích thích tăng sinh của tế bào nội mô tạo ra các mạch máu mới. Nếu không có mạch máu riêng mới được tạo thành nuôi dưỡng mô u, tế bào ung thư sẽ bị hoại tử (chết). Curcumin cũng chỉ là một trong những chất chống tạo mạch có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp đang được nghiên cứu. Tuy nhhiên , một cản trở lớn trong việc sử dụng curcumin theo đường uống là tỷ lệ hấp thu qua ruột rất thấp. Một số nghiên cứu đã cho thấy khi curcumin được sử dùng cùng với Bioperine (tinh chất hạt tiêu) tỷ lệ hấp thu curcumin qua ruột tăng cao, theo một nghiên cứu cho thấy Bioperine làm tăng khả năng hấp thu curcumin lên tới 20 lần. Vì vậy một số hãng được phầm của Mỹ đã bán Supercurcumin (gồm curcumin kết hợp với Bioperine hàm lượng thấp). Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng dùng riêng curcumin tác dụng chống tạo mạch thấp. Người ta khuyến cáo nên dùng kết hợp currcumin với Genisteine (tinh chất đậu tương) và tinh chất trà xanh (Green Tea Extract). Ba loại này đều là những sản phẩm đã có bán trên mạng internet. Để có tác dụng, curcumin phải được sử dụng với liều cao tới 4g đến 8g/ngày.

Có vai trò ngăn cản mô ung thư phát triển nhưng cho đến nay chưa có công trình thử nghiệm lâm sàng (clinical trials) nào chứng minh là curcumin chữa được bệnh ung thư hoặc curcumin là “thần dược” chữa bệnh ung thư. Hiện nay mới chỉ có hai công trình kêu gọi bệnh nhân tham gia vào thử nghiệm lâm sàng về curcumin là ung thư tuỵ và ung thư đại tràng giai đoạn muộn tại Hoa Kỳ. Ung thư đại trực tràng được ưu tiên trong thử nghiệm lâm sàng tác dụng của curcumin có thể do khả năng hấp thụ curcumin thấp, nhưng lại có tác dụng tại ruột. Vì vậy nếu chẳng may bạn bị ung thư, hãy đến các bệnh viện chuyên chữa ung thư để được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị. Đừng để mất thời gian vàng ngọc trong việc chữa bệnh của mình, đi uống những thuốc hoặc thực phẩm bổ trợ chưa được chứng minh qua thử nghiệm lâm sàng. Bạn có thể dùng curcumin dự phòng ung thư hoặc điều trị bổ sung thêm sau điều trị ung thư. Tuy nhiên việc này cũng còn nhiều bất cập vì dùng curcumin để dự phòng ung thư tái phát là phải dùng curcumin thường xuyên, ngày này qua ngày khác. Còn một trở ngại nữa là giá thành curcumin được sản xuất trong nước quá đắt, người bệnh chịu sao nổi khi phải dùng thuốc liên miên, liều cao. Bạn cũng cần lưu ý là tuyệt đối không dùng curcumin khi đang điều trị hoá chất vì chất này làm tăng độc tính của hoá chất. Do đó chỉ có thể dùng curcumin khi đã kết thúc điều trị hoá chất được 2 tuần.

Dược Châu Á ứng dụng những công nghệ tiên tiến trên thế giới để bào chế thành công viên nang BIOCURMIN với hàm lượng Curcumin từ nghệ tinh khiết hơn 90% kết hợp với Bioperine làm tăng khả năng hấp thụ, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả và phòng ngừa bệnh ung thư. Các bạn có thể vào link này để biết thêm công dụng của nghệ trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác như viêm hang vị, viêm loét dạ dày.








Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Hướng dẫn đắp mặt nạ từ nghệ

Mặt nạ từ nghệ có tác dụng làm máu lưu thông tốt hơn, chữa lành các vết viêm nhiễm trên da, và còn là một biện pháp tốt phòng chống mụn và các vết đỏ tấy trên mặt.

Bước 1:
 mặt nạ từ nghệ
Trộn bột nghệ với sữa chua ^^

Trộn 2 thìa cafe tinh bột nghệ đắp mặt với 1 hộp sữa chua.
Cho hỗn hợp đấy vào bát, trộn đều với một ít nước và cho thêm 2 giọt tinh dầu ngải hương.
Nếu da bạn khô hãy đắp lớp mặt nạ mỏng, còn nếu da nhờn, đắp mặt nạ dày. Chờ 10 – 15 phút, sau đấy rửa sạch bằng nước mát.
Lưu ý: Dùng hỗn hợp này tối đa trong 1 tuần. Hết 1 tuần, bạn hãy chịu khó làm hỗn hợp mới nhé. Bảo quản bằng cách cho vào lọ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh.
Bước 2:
mặt nạ từ nghệ
Mặt nạ từ nghệ

Để tăng hiệu quả của mặt nạ, hãy xông da mặt. Trong các lỗ chân lông đọng lại chất nhờn và chất độc, hơi nước nóng sẽ giúp mở các lỗ chân lông và làm cho da dễ dàng tiếp nhận các tác động của nghệ hơn.

Đun sôi 2 lít nước và đổ ra một cái bát lớn. Nhỏ vào nước 3 giọt tinh dầu ngải cứu hoặc khuynh diệp, 1 giọt nước tinh dầu hoa hồng, 2 giọt dầu nghệ (hoặc 1/8 thìa bột nghệ).

Chờ cho nước nguội bớt một chút, đến khi hơi nước không còn bỏng rẫy, cúi mặt xuống cách mặt nước khoảng 15 cm.

Có thể phủ một chiếc khăn bông lên đầu. Giữ khoảng 7 – 15 phút, sau đấy rửa mặt bằng nước mát.

Chú ý: cần thực hiện đúng thứ tự như trên - đầu tiên là mặt nạ, sau đấy là xông hơi. Nếu làm ngược lại, bùn đắp mặt có thể bịt kín lỗ chân long. Với các bạn có làn da nhạy cảm, chỉ nên đắp mặt nạ nghệ mỗi tháng một lần.
Nếu bạn thuộc loại da bình thường hay da nhờn, có thể đắp mặt nạ hàng tuần. Kết quả sẽ thấy rõ ngay trên làn da của bạn sau 2 -3 lần sử dụng mặt nạ.
(Theo: Timnhanh)

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

7 Thảo dược cực tốt cho hệ tiêu hóa

Có thể trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong chuyện ăn uống, đã một vài lần bạn có cảm giác ăn uống khó tiêu hoá, bụng cứ ì ạch khó chịu vô cùng. Những nguyên nhân thường gặp đối với chứng khó tiêu hoá bao gồm việc ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nhiều caffeine, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều sôcôla, tâm trạng căng thẳng trong lúc ăn uống và đang bị tổn thương tình cảm.
Chứng khó tiêu hoá còn được gọi là chứng “rối loạn tiêu hoá”, là một thuật ngữ dùng để mô tả một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm cảm giác no trong suốt bữa ăn mặc dù ăn không nhiều, cảm giác khó chịu sau khi kết thúc bữa ăn, cảm giác đau hoặc rát ở vùng bụng trên; nó có thể gây chứng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn. Trong hàng ngàn năm qua, người ta đã dùng một số loại dược thảo để điều trị một số chứng bệnh mà trong đó chứng khó tiêu hoá dường như lại tỏ ra rất thích hợp trong việc dùng dược thảo chữa bệnh:

Hạt Thì Là
Nhiều nhà hàng ở Ấn Độ thường có thói quen sử dụng hạt thì là cho những món ăn được chế biến vào buổi tối. Hạt Thì Là đã được sử dụng trong một thời gian dài dùng để khắc phục chứng đầy hơi, bị chuột rút, dạ dày nhiều chất chua và đặc biệt hạt thì là còn có tác dụng giảm co thắt ở đường ruột rất hiệu quả.
Từ ngàn xưa, thì là đã được sử dụng trong cả hai lĩnh vực là ẩm thực và y học. Theo truyền thống, hạt thì là được cho là một vị thuốc tống hơi, nghĩa là nó giúp cho cơ thể có thể trục xuất khí độc và giảm ngứa ngáy trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Đối với các sản phụ trong lúc sinh con, người ta dùng thì là làm “gia vị” chính trong món nước thuốc thường có pha thêm một chút rượu theo tỷ lệ hợp lý, thứ nước này sẽ do những sản phụ uống để trị chứng bụng quặn đau trong lúc hạ sinh con. Lá thì là còn được dùng để hãm uống như nước trà (chè). Theo Trung tâm Y khoa Langone thuộc Đại học New York (Mỹ) thì một liều hạt thì là dùng để chữa bệnh hiệu nghiệm nhất là từ 1 muỗng – 1,5 muỗng hạt thì là/ngày.

Bạc hà chanh
Bạc hà chanh (tên gọi khác là Melissa) là một thành viên của họ Bạc hà, thứ lá dược thảo này đã được ưa chuộng sử dụng từ thời Trung Cổ nhằm giảm thiểu chứng trầm cảm và lo âu, tăng cường giấc ngủ, kích thích cảm giác thèm ăn và giảm thiểu chứng khó tiêu hoá. Thời đó, lá Bạc hà chanh thường được pha trộn với các dược thảo trung tính khác nhằm nâng cao việc thư giãn. Bằng chứng cho thấy rằng việc kết hợp giữa lá Bạc hà chanh với các loại thảo mộc khác có thể giúp điều trị chứng khó tiêu hoá – hoặc có thể làm dịu sự trầm cảm trong cơ thể và tăng cường cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá.
Để giảm thiểu chứng khó tiêu hoá, đầy hơi, Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ) khuyên dùng như sau: Lấy từ 300mg – 500mg lá Bạc hà chanh khô, dùng 3 lần/ngày. Nếu làm trà (chè) uống thì dùng từ 1,5 gram – 4,5 gram (1/4 – 1 muỗng) lá Bạc hà chanh khô, hãm trong nước nóng. Hãm uống khoảng 4 lần/ngày hoặc hơn.

Bột nghệ

Củ nghệ đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong việc cải thiện sức khoẻ một cách đáng kể. Củ nghệ là gia vị chính trong món cà ri, nó có lớp màu vàng giúp kích thích sự ngon miệng cho món ăn, và bột nghệ còn được sử dụng cho nhiều bài thuốc khác nhau. Trong nền y học cổ truyền Trung Quốc và y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurvedic), bột nghệ được sử dụng để hỗ trợ chức năng tiêu hoá và cải thiện chức năng gan, giảm đau viêm khớp và điều hoà kinh nguyệt; bột nghệ cũng được sử dụng cho chứng ợ hơi nóng, đau dạ dày, tiêu chảy, ruột nhiều hơi và ứ hơi ở dạ dày.
Theo Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bột nghệ có một chất hoạt hoá khá mạnh gọi là “curcumin” và một số chất khác, có thể kích thích các cơn co thắt túi mật. Viện nghiên cứu Y tế Quốc Gia Mỹ (NIH) khuyên rằng nên dùng khoảng 500 mg bột nghệ/4 lần/ngày để điều trị dứt điểm chứng bệnh khó tiêu hoá.

Gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được sử dụng làm thuốc trong các nền y học Châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Ở Trung Quốc, gừng đã được sử dụng cho việc ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Trong nền y học hiện đại, nhiều bác sĩ vẫn lên tiếng khuyên bạn nên dùng gừng để phòng ngừa hoặc điều trị chứng buồn nôn. Gừng dùng làm thuốc điều trị chứng khó chịu mức độ nhẹ ở dạ dày. Đức đã chấp thuận cho việc dùng gừng làm thuốc điều trị chứng khó tiêu hoá và say tàu xe. Thú vị một chút, trong khi nhiều loại thuốc chống nôn mửa tác động lên não và tai trong thì gừng tác động trực tiếp vào dạ dày. Trong nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau thì liều dùng căn bản là từ 1 đến 4 gram gừng/ngày, chia làm 2 đến 4 liều/ngày. (Để phòng ngừa chứng say tàu xe, bạn nên dùng gừng từ 1 đến 2 ngày trước khi đi tàu xe và tiếp tục ăn gừng trong suốt thời gian đi lại).

Lá Atisô


Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng người Italia đã phát minh ra món rượu mùi từ lá Atisô, đó là món uống Cynar. Trong nền y học cổ truyền Châu Âu, lá cây Atisô (không phải lá quanh búp hoa của nó, mà chúng ta vẫn hay ăn) đã được dùng làm thuốc lợi tiểu, nó có tác dụng làm kích thích thận cũng như khởi động dòng chảy của mật từ gan và túi mật, đóng một vai trò chính trong hệ tiêu hoá.
Trong vòng hơn một thế kỷ qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã chú tâm vào tính truyền thống của việc sử dụng cây Atisô làm thuốc. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học Italia đã tiến hành “cô lập” một chất từ lá Atisô gọi là “Cynarin”, nó có tác dụng chữa bệnh cực cao.
Vào năm 2003, một cuộc nghiên cứu quy mô lớn đã đánh giá rằng lá Atisô có công hiệu mạnh trong việc chữa trị chứng khó tiêu hoá; tinh chất lá Atisô hiệu quả hơn nhiều so với dùng giả dược dùng để điều trị các triệu chứng khó tiêu hoá. Cơ quan y tế Đức khuyên rằng nên sử dụng lá Atisô trong việc điều trị “những trục trặc về khó tiêu” với liều lượng hợp lý là khoảng 6 gram lá Atisô khô/ngày, được chia thành 3 liều dùng.

Bạc hà cay
Bạc hà cay thường được dùng để làm dịu dạ dày hoặc hỗ trợ tiêu hoá cho dạ dày. Do bởi những tác động tinh tế cho nên Bạc Hà cay được sử dụng để điều trị khá nhiều chứng bệnh từ đau đầu, dị ứng da, lo âu, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, kinh nguyệt và chứng đầy hơi. Dầu bạc hà cay tỏ ra khá hữu ích trong việc điều trị các cơn đau do co thắt đường ruột. Nhiều cuộc nghiên cứu còn đề cập đến hội chứng ruột kích thích (IBS), trong đó việc dùng dầu bạc hà cay đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Bạc hà cay giúp làm thư giãn các cơ bắp, đấu tranh với khí tiêu hoá và cải thiện dòng chảy của mật, mà cơ thể đã sử dụng để tiêu hoá các chất béo.

Ớt Cayen


Nhiều người vẫn hay quan niệm rằng ăn đồ cay nóng sẽ làm đau rát dạ dày. Nhưng sự thực lại ngược lại: theo Đại học New York, việc ăn ớt Cayen có thể làm giảm thiểu cơn đau do khó tiêu hoá!
Thực vậy, việc ăn ớt cay nóng không hề làm sưng tấy các vết thương, thay vào đó nó chỉ tạo ra những cảm xúc tương tự khi cơ thể tiếp nhận chất cay. Việc tiếp nhận chất “Capsaicin” có thể làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Với những người mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hoá nên dùng từ 0,5 gram đến 1 gram bột ớt đỏ Cayen/ngày (chia làm 3 liều trong các món ăn), có thể giảm thiểu chứng đau, đầy hơi và nôn mửa.
(Theo "Sức khỏe & Đời sống")

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Dược phẩm hỗ trợ điều trị ung thư nguồn gốc thiên nhiên

Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu hướng đến việc ứng dụng các thuốc nguồn gốc thảo mộc để dự phòng và điều trị ưng thư một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với thuốc trị ung thư nguồn gốc hóa dược để làm tăng hiệu quả điều trị, làm giảm bớt độc tính và các tác dụng không mong muốn. 
Sau đây xin giới thiệu một số thuốc nguồn gốc thảo mộc:

Quercetin từ hoa hòe
hoa hoe, nguồn gốc thiên nhiên

Quercetin là một flavonoid có hoạt tính mạnh nhất so với các flavonoid khác, và nhiều cây thuốc, trong đó có cây hòe, có tác dụng chữa bệnh do chứa hàm lượng cao quercetin. Quercetin có tác dụng chống ôxy hóa, chống viêm, làm giảm sự tăng sinh tế bào gây chết tế bào theo chương trình. Quercetin có tác dụng hiệp đồng với thuốc hóa dược trị ung thư triozofurin trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng của người. Có thể dùng liều triazofurin thấp hơn trong liệu pháp kết hợp, do đó làm giảm các tác dụng không mong muốn.
Quercetin cũng làm tăng tác dụng của thuốc hóa dược trị ung thư carboxytriazol trên tế bào ung thư biểu mô vú người, và làm tăng hoạt tính chống tăng sinh của thuốc hóa dược busulfan. Quercetin ức chế sự tạo thành cụm tế bào ở tế bào bệnh bạch cầu người, do đó có thể sử dụng liệu pháp kết hợp này trong điều trị bệnh bạch cầu cấp tích.

Genistein từ đậu nành
đậu nành trị ung thư, nguồn gốc thiên nhiên


Genistein là một estrogen thực vật từ đậu nành có khả năng là một thuốc hóa trị liệu gây sự chết tế bào theo chương trình do ức chế enzym topoisomerase, ức chế sự tạo mạch hoặc ngăn chặn các enzym kích thích phát triển u như cyclooxygenase. Genistein có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư biểu mô vú người. Genistein có tác dụng chống tăng sinh một cách hiệp đồng với thuốc trị ung thư tamoxifen trên tế bào ung thư vú. Như vậy, có thể sử dụng genistein để điều trị dự phòng ung thư vú ở phụ nữ.
Genistein còn được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư dạ dày ở cả nam giới và nữ giới.

Curcumin từ nghệ
nghệ trị ung thư, công dụng của nghệ

Curcumin được chiết xuất từ thân rễ các loài nghệ có tác dụng chống viêm, chống u và chống ôxy hóa. Một trong những công dụng của nghệ là phong bế sự khởi đầu sinh ung thư hoặc ngăn chặn sự biểu hiện ác tính của các tế bào khởi đầu, ngăn chặn nhiều yếu tố phiên mã. Curcumin trong nghệ có tác dụng cộng hợp với thuốc trị ung thư hóa dược doxorubicin, làm tăng tác dụng kháng u và tác dụng gây sự chết tế bào theo chương trình của cisplatin trên ung thư biểu mô buồng trứng.
Nhiều chất diệt sinh vật độc hại làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Curcumin từ nghệ và genistein từ đậu nành có tác dụng ức chế một cách hiệp đồng sự tăng sinh tế bào ung thư gây bởi 17 beta-estradiol. Có thể áp dụng các biện pháp dự phòng bằng các chất bổ sung thực phẩm (curcumin từ nghệ và genistein từ đậu nành) để điều trị các loại ung thư có liên quan đến nội tiết tố và làm giảm khả năng gây ung thư của các chất diệt sinh vật độc hại có hoạt tính estrogen.

GS. Đoàn Thị Nhu
(Theo suckhoedoisong.vn)


Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Tinh bột nghệ và tinh chất Curcumin


Dạo này có nhiều khách hàng hỏi Cà chua về :” Sử dụng sản phẩm tinh bột nghệ và sản phẩm tinh chất Curcumin khác nhau như nào “ ?
Hôm nay mình sẽ giải thích vấn đề này, mong là mọi người sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng và đưa ra lựa chọn hợp lý hơn.

tinh bột nghệ, tinh nghệ Curcumin,
Tinh bột nghệ chất lượng cao sờ rất mịn

Sản phẩm tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ khác với bột nghệ, thông thường để sản xuất 1kg tinh bột thì cần 10kg nghệ tươi. Quy trình chế biến thường là: nghệ tươi rửa sạch, cắt khúc, nghiền nát sau khi qua các công đoạn sàng, lọc tách bớt chất xơ sẽ thu được tinh bột nghệ.
Ưu điểm:
-  Tiện lợi khi sử dung.
-  Nguồn gốc thiên nhiên, thân thiên với người sử dụng
-  Dễ chế biến với món ăn và các dược liệu khác ví dụ uống với mật ong.
-  Do nguồn gốc từ nghệ nên có cũng tác dụng với đường tiêu hóa.

Nhược điểm:
-  Không có định lượng chuẩn khi sử dụng, ước lượng bằng cảm quan.
-  Bảo quản bằng bao, gói nên phụ thuộc môi trường, người sử dụng mở ra mở vào làm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm.
-  Mất thời gian pha chế, gây khó chịu khi dây nghệ vào người, quần áo.
-  Hàm lượng Curcumin (tinh chất quan trọng nhất) không rõ ràng, không có chỉ tiêu đo đếm. Nhiều nơi nói hàm lượng cao nhưng không nói rõ bao nhiêu %. Hàm lượng Curcumin nếu sử dụng hàm lượng thấp thì không có tác dụng, Điều này lý giải có người khen uống được, người lại nói không cảm giác.
-  Sản xuất bằng phương pháp thủ công, phần lớn là gia truyền, lan truyền qua đường truyền miệng không qua công trình khoa học cụ thể
-  Vấn đề hàm lượng tinh dầu còn thừa trong tinh bột: tinh dầu vốn thực chất là chất béo, uống tinh dầu hàm lượng cao không tốt. Tinh dầu làm tăng lượng cholesterol gây mỡ trong máu, trong gan, trong thành ruột

Sản phẩm tinh chất Curcumin:
Trogn thực tế, tinh chất Curcumin hàm lượng phải đủ cao mới tác dụng rõ rệt tới người sử dụng. Tuy nhiên, Curcumin là chất không tan nên khó hấp thụ vào đường tiêu hóa. Đáng mừng là hiện nay đã bào chế thành công sản phẩm sử dụng thêm tinh chất hạt tiêu pinperine giúp tăng lượng hấp thụ Curcumin lên 80%.

Ưu điểm:
-  Tinh chất Curcumin hàm lượng cao và chỉ tiêu đo lường rõ ràng
-  Nguồn gốc thiên nhiên, thân thiên với người sử dụng
-  Tác dụng mạnh và hiệu quả chuyên sâu.
-  Bảo quản dễ dàng.
-  Uống theo hướng dẫn liều lượng khoa học.
-  Sản phẩm dựa trên đề tài khoa học nghiên cứu nên không phải lo lắng về chất lượng.

Nhược điểm:
-  Giá thành hơi cao do tổng hợp Curcumin hàm lượng cao nên cần kĩ thuật tiên tiến và dung môi đắt tiền (tuy vậy đắt xắt ra miếng) 
-  Vẫn còn lạ lẫm với người tiêu dùng Việt Nam tuy trên thế giới đã được sử dụng từ lâu. 

Biocurmin do Viện Dược Liệu Trung Ương bào chế với hàm lượng tinh chất Curcumin trên 90% đã kế thừa được xuất sắc những ưu điểm trên. Sản phẩm hiện nay đã được Công ty Dược Châu Á phân phối trên toàn quốc và được nhiều người tin dùng.
Các bạn có thể vào link này để đọc thêm về các bài viết về: " Công dụng của nghệ"

Hợp chất Curcumin trong củ nghệ.


Mời các bạn đến với bài tiếp theo nói về công dụng của nghệ. Bài trước Cà chua đã nói sơ qua về các tác dụng của nghệ. 
Bài viết lần này mình xin lý giải đôi chút : " Vì sao nghệ lại có nhiều công dụng hữu ích như vậy " ?
Từ xưa, khoảng những năm 1900 trước công nguyên, nghệ đã được dùng vào mục đích y học. 
Cho đến tận cuối thế kỷ 20, khi những tiến bộ y học dần dần phát triển, nhiều nhà khoa học đã đi sâu vào lý giải các công dụng của nghệ và họ đã phát hiện ra được hợp chất Curcumin.


tinh chất curcumin, công dụng của nghệ
Tinh chất Curcumin trong củ nghệ

Tuy chỉ chiếm 0.3 % trong củ nghệ, nhưng Curcumin lại có tác dụng sinh học mạnh mẽ và đã đem lại cho nghệ nhiều công dụng.
Ở Việt nam, trong cuốn sách nổi tiếng : "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam " của giáo sư Đỗ Tất Lợi ông cũng đề cao tính chất của Curcumin.
Trên thế giới, có hơn 1000 nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả chữa bệnh của Curcumin trên nhiều bệnh khác nhau.


ứng dụng của nghê
Món cari - đặc sản của người Ấn với nguyên liệu chính là bột nghệ

Vậy tác dụng chính của Curcumin là gì ?
Chống viêm : 
- Giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn sống kí sinh trong ruột chính tác dụng này giúp Curcumin được ứng dụng nhiều trong hỗ trợ chữa bệnh dạ dày và các bệnh viêm loét do nguyên nhân virus H.P.
- Ức chế chất trung gian gây viêm.
Hỗ trợ và phòng ngừa điều trị ung thư: 
- Hoạt tính chống đột biến: một trong những nguyên nhân giúp bệnh ung thư phát triển nhanh chóng là tồn tại chất vận chuyển NF-Kappa B, Curcumin có tác dụng bất hoạt yếu tố này. Tế bào ung thư không có chất dinh dưỡng sẽ bị phát triển chậm lại.
- Tiêu diệt gốc tự do một trong những nguyên nhân của ung thư.
 Kích thích hệ miễn dịch phát triển: theo nghiên cứu khoa học tác dụng còn mạnh hơn Vitamin E và vitamin D.
- Giúp hồi phục tái tạo da:  ứng dụng tron công nghệ làm đẹp, tẩy vết thâm, giúp lành sẹo với nghệ
- Điều hòa lại chức năng tiêu hóa: giảm dịch vị - nguyên nhân gây loét dạ dày.
- Giảm lượng cholesterol: nên được ứng dụng trong điều trị tim mạch.
Chính những tác dụng mạnh mẽ trên, trong Dược phẩm Curcumin được ví như " thuốc nguồn " vì có thể kết hợp với nhiều loại thảo dược khác trong việc phòng chống nhiều bệnh. Trên thế giới, đã có nhiều ứng dụng xuất sắc sử dụng Curcumin trong điều trị bệnh. Ở Việt Nam, Biocurmin của Dược Châu Á tự hào là một trong những sản phẩm tiên phong ứng dụng công nghệ mới : tinh chất Curcumin hàm lượng cao kết hợp dẫn chất pinperine giúp tăng khả năng hấp thụ Curcumin cho người sử dụng.
Chú ý trên thị trường cũng tồn tại một số sản phẩm chiết xuất từ tinh bột nghệ nhưng nguồn gốc trôi nổi không rõ ràng từ Trung Quốc, các bạn nên cân nhắc khi sử dụng sản phẩm.
Cà chua xin chúc bạn biết thêm được nhiều thông tin hữu ích tại Blog này.

Công dụng của nghệ


Củ nghệ (là phần thân rễ của cây Nghệ) còn gọi là khương hoàng hay uất kim tên khoa học gọi là Curcumin longa. Đây là cây bản địa của vùng Nam Á nhiệt đới, được trồng ở những vùng có nhiệt độ từ 20 °C đến 30 °C và có lượng mưa hàng năm thích hợp

củ nghệ, công dụng của nghệ
Củ nghệ vàng

Thành phần ; nghệ chứa 5% 
tinh dầu và đến 5% curcumin, một dạng polyphenol. Curcumin là hoạt chất

chính trong củ nghệ, giúp nghệ có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ trong đời sống và y học.
Nghệ trong đời sống hàng ngày
Ở Việt Nam, nghệ trồng nhiều ở Nghệ An (xứ sở của nghệ ), nghệ gồm có nghệ vàng và nghệ đen. Tùy vào từng trường hợp mà dùng nghệ nào.
Nghệ dùng trong các trường hợp bị đòn ngã tổn thương ứ máu, viêm loét dạ dày, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da.
Khi nấu ăn, với một hương vị đặc biệt, nghệ là loại gia vị không thể thiếu trong các món cà ri và các món ăn từ đậu. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được sử dụng như một loại thuốc tạo màu thực phẩm tự nhiên, giúp các món nướng của bạn trở nên vàng ruộm.Thời xưa các cụ còn truyền dạy con cháu, bôi nghệ và ăn nghệ giúp tác dụng liền các vùng da và xóa sẹo. Môt số bạn tuổi dậy thì thường bôi ít nghệ vào phần mụn trên mặt để làm lành nhanh các vết mụn và còn làm trắng da. Gần đây, còn xuất hiện các bài thuốc uống tinh bột nghệ với mật ong giúp chữa bệnh dạ dày.
Cách chế biến: Nghệ muốn để được lâu phải đồ (hấp) trong 6-12 giờ, sau đó đợi ráo nước đem phơi nắng hoặc sấy khô dùng dần.
Trị mụn : Dùng nghệ tươi giã nát, vắt lấy nước để bôi lên ung nhọt, lở loét, các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.

Nghệ trong y học cổ truyền
Theo đông y, nghệ có vị cay, đắng, tính ôn, vào 2 kinh can và tỳ. Thế nên, nghệ có tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm và sinh cơ (lên da).
Tuy nhiên, vì nó có tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ không được dùng cho phụ nữ có thai và những người hay bị rong kinh.
Công dụng của nghệ:

làm đẹp da từ nghệ, công dụng của nghệ
Làm đẹp da. Các bạn có thể thấy nụ cười của cô gái ^_^

Nghệ từ xưa đến nay được dân gian tin dùng rất nhiều và gần đây còn được nhiều nhà khoa học đánh giá cao trong những ứng dụng y học.
Vậy tác dụng chính của nghệ là gì ?

     -   Đối với chị em phụ nữ: giúp làm đẹp hữu hiệu: làm liền da, giảm vết thâm lành sẹo, giảm cân, làm da mịn màng,
     -   Đối với người già: giúp lưu thông và lọc máu, chống lão hóa, tái tạo tế bào, chữa viêm khớp, đề phòng bệnh tim.
     -   Trong y học: phòng ngừa ung thư, giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn kí sinh trong hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt.
Các bạn đang trầm trồ vì những tác dụng của nghệ. Nhưng tại sao nghệ lại có nhiều tác dụng đến vậy ?
Mời bạn đọc tiếp bài sau của Cà chua : Hợp chất Curcumin trong củ nghệ.

 
BACK TO TOP