Hiển thị các bài đăng có nhãn phong-benh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phong-benh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Curcumin và piperine kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư

Trung tâm ung bướu Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện các chất curcumin (có trong nghệ) và piperine (trong tiêu đen) có thể làm giảm số lượng các tế bào gốc của những tế bào vú được nuôi cấy.
Chú thích: biểu đồ trên ghi nhận khả năng hấp thụ curcumin và curcumin + chất tăng khả năng hấp thụ bioperine của 6 người tình nguyện

Hạn chế được số lượng tế bào gốc này có nghĩa là hạn chế được số tế bào gốc có khả năng hình thành các khối u.
Tế bào gốc ung thư nằm trong khối u và kích thích nó phát triển. Liệu pháp hóa trị hiện nay không ngăn chặn được chúng nên bệnh ung thư cứ tái phát và di căn. Việc trừ khử các tế bào gốc ung thư là giải pháp giúp kiểm soát căn bệnh này.
Hai hợp chất vừa kể cản trở quá trình tự làm mới, một đặc tính tiêu biểu ở các tế bào gốc ung thư nhưng không ảnh hưởng đến quá trình biệt hóa tế bào nên không độc hại với những mô vú bình thường. Các nhà nghiên cứu dự định thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 để xác định liều lượng curcumin và piperine có thể dung nạp ở người.

(Nguồn http://suckhoedoisong.vn)

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

7 Thảo dược cực tốt cho hệ tiêu hóa

Có thể trong cuộc sống của bạn đặc biệt là trong chuyện ăn uống, đã một vài lần bạn có cảm giác ăn uống khó tiêu hoá, bụng cứ ì ạch khó chịu vô cùng. Những nguyên nhân thường gặp đối với chứng khó tiêu hoá bao gồm việc ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn quá nhiều caffeine, uống quá nhiều rượu, ăn nhiều sôcôla, tâm trạng căng thẳng trong lúc ăn uống và đang bị tổn thương tình cảm.
Chứng khó tiêu hoá còn được gọi là chứng “rối loạn tiêu hoá”, là một thuật ngữ dùng để mô tả một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm cảm giác no trong suốt bữa ăn mặc dù ăn không nhiều, cảm giác khó chịu sau khi kết thúc bữa ăn, cảm giác đau hoặc rát ở vùng bụng trên; nó có thể gây chứng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn. Trong hàng ngàn năm qua, người ta đã dùng một số loại dược thảo để điều trị một số chứng bệnh mà trong đó chứng khó tiêu hoá dường như lại tỏ ra rất thích hợp trong việc dùng dược thảo chữa bệnh:

Hạt Thì Là
Nhiều nhà hàng ở Ấn Độ thường có thói quen sử dụng hạt thì là cho những món ăn được chế biến vào buổi tối. Hạt Thì Là đã được sử dụng trong một thời gian dài dùng để khắc phục chứng đầy hơi, bị chuột rút, dạ dày nhiều chất chua và đặc biệt hạt thì là còn có tác dụng giảm co thắt ở đường ruột rất hiệu quả.
Từ ngàn xưa, thì là đã được sử dụng trong cả hai lĩnh vực là ẩm thực và y học. Theo truyền thống, hạt thì là được cho là một vị thuốc tống hơi, nghĩa là nó giúp cho cơ thể có thể trục xuất khí độc và giảm ngứa ngáy trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Đối với các sản phụ trong lúc sinh con, người ta dùng thì là làm “gia vị” chính trong món nước thuốc thường có pha thêm một chút rượu theo tỷ lệ hợp lý, thứ nước này sẽ do những sản phụ uống để trị chứng bụng quặn đau trong lúc hạ sinh con. Lá thì là còn được dùng để hãm uống như nước trà (chè). Theo Trung tâm Y khoa Langone thuộc Đại học New York (Mỹ) thì một liều hạt thì là dùng để chữa bệnh hiệu nghiệm nhất là từ 1 muỗng – 1,5 muỗng hạt thì là/ngày.

Bạc hà chanh
Bạc hà chanh (tên gọi khác là Melissa) là một thành viên của họ Bạc hà, thứ lá dược thảo này đã được ưa chuộng sử dụng từ thời Trung Cổ nhằm giảm thiểu chứng trầm cảm và lo âu, tăng cường giấc ngủ, kích thích cảm giác thèm ăn và giảm thiểu chứng khó tiêu hoá. Thời đó, lá Bạc hà chanh thường được pha trộn với các dược thảo trung tính khác nhằm nâng cao việc thư giãn. Bằng chứng cho thấy rằng việc kết hợp giữa lá Bạc hà chanh với các loại thảo mộc khác có thể giúp điều trị chứng khó tiêu hoá – hoặc có thể làm dịu sự trầm cảm trong cơ thể và tăng cường cải thiện chứng rối loạn tiêu hoá.
Để giảm thiểu chứng khó tiêu hoá, đầy hơi, Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ) khuyên dùng như sau: Lấy từ 300mg – 500mg lá Bạc hà chanh khô, dùng 3 lần/ngày. Nếu làm trà (chè) uống thì dùng từ 1,5 gram – 4,5 gram (1/4 – 1 muỗng) lá Bạc hà chanh khô, hãm trong nước nóng. Hãm uống khoảng 4 lần/ngày hoặc hơn.

Bột nghệ

Củ nghệ đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong việc cải thiện sức khoẻ một cách đáng kể. Củ nghệ là gia vị chính trong món cà ri, nó có lớp màu vàng giúp kích thích sự ngon miệng cho món ăn, và bột nghệ còn được sử dụng cho nhiều bài thuốc khác nhau. Trong nền y học cổ truyền Trung Quốc và y học cổ truyền Ấn Độ (Ayurvedic), bột nghệ được sử dụng để hỗ trợ chức năng tiêu hoá và cải thiện chức năng gan, giảm đau viêm khớp và điều hoà kinh nguyệt; bột nghệ cũng được sử dụng cho chứng ợ hơi nóng, đau dạ dày, tiêu chảy, ruột nhiều hơi và ứ hơi ở dạ dày.
Theo Trung tâm Y khoa thuộc Đại học Maryland (Mỹ), bột nghệ có một chất hoạt hoá khá mạnh gọi là “curcumin” và một số chất khác, có thể kích thích các cơn co thắt túi mật. Viện nghiên cứu Y tế Quốc Gia Mỹ (NIH) khuyên rằng nên dùng khoảng 500 mg bột nghệ/4 lần/ngày để điều trị dứt điểm chứng bệnh khó tiêu hoá.

Gừng
Từ ngàn xưa, gừng đã được sử dụng làm thuốc trong các nền y học Châu Á, Ấn Độ và Ả Rập. Ở Trung Quốc, gừng đã được sử dụng cho việc ngăn ngừa các triệu chứng liên quan đến tiêu hoá trong suốt hơn 2.000 năm qua.
Trong nền y học hiện đại, nhiều bác sĩ vẫn lên tiếng khuyên bạn nên dùng gừng để phòng ngừa hoặc điều trị chứng buồn nôn. Gừng dùng làm thuốc điều trị chứng khó chịu mức độ nhẹ ở dạ dày. Đức đã chấp thuận cho việc dùng gừng làm thuốc điều trị chứng khó tiêu hoá và say tàu xe. Thú vị một chút, trong khi nhiều loại thuốc chống nôn mửa tác động lên não và tai trong thì gừng tác động trực tiếp vào dạ dày. Trong nhiều mục đích chữa bệnh khác nhau thì liều dùng căn bản là từ 1 đến 4 gram gừng/ngày, chia làm 2 đến 4 liều/ngày. (Để phòng ngừa chứng say tàu xe, bạn nên dùng gừng từ 1 đến 2 ngày trước khi đi tàu xe và tiếp tục ăn gừng trong suốt thời gian đi lại).

Lá Atisô


Bạn có ngạc nhiên không nếu biết rằng người Italia đã phát minh ra món rượu mùi từ lá Atisô, đó là món uống Cynar. Trong nền y học cổ truyền Châu Âu, lá cây Atisô (không phải lá quanh búp hoa của nó, mà chúng ta vẫn hay ăn) đã được dùng làm thuốc lợi tiểu, nó có tác dụng làm kích thích thận cũng như khởi động dòng chảy của mật từ gan và túi mật, đóng một vai trò chính trong hệ tiêu hoá.
Trong vòng hơn một thế kỷ qua, nhiều cuộc nghiên cứu đã chú tâm vào tính truyền thống của việc sử dụng cây Atisô làm thuốc. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học Italia đã tiến hành “cô lập” một chất từ lá Atisô gọi là “Cynarin”, nó có tác dụng chữa bệnh cực cao.
Vào năm 2003, một cuộc nghiên cứu quy mô lớn đã đánh giá rằng lá Atisô có công hiệu mạnh trong việc chữa trị chứng khó tiêu hoá; tinh chất lá Atisô hiệu quả hơn nhiều so với dùng giả dược dùng để điều trị các triệu chứng khó tiêu hoá. Cơ quan y tế Đức khuyên rằng nên sử dụng lá Atisô trong việc điều trị “những trục trặc về khó tiêu” với liều lượng hợp lý là khoảng 6 gram lá Atisô khô/ngày, được chia thành 3 liều dùng.

Bạc hà cay
Bạc hà cay thường được dùng để làm dịu dạ dày hoặc hỗ trợ tiêu hoá cho dạ dày. Do bởi những tác động tinh tế cho nên Bạc Hà cay được sử dụng để điều trị khá nhiều chứng bệnh từ đau đầu, dị ứng da, lo âu, nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút, kinh nguyệt và chứng đầy hơi. Dầu bạc hà cay tỏ ra khá hữu ích trong việc điều trị các cơn đau do co thắt đường ruột. Nhiều cuộc nghiên cứu còn đề cập đến hội chứng ruột kích thích (IBS), trong đó việc dùng dầu bạc hà cay đã đạt được một số tiến bộ đáng kể. Bạc hà cay giúp làm thư giãn các cơ bắp, đấu tranh với khí tiêu hoá và cải thiện dòng chảy của mật, mà cơ thể đã sử dụng để tiêu hoá các chất béo.

Ớt Cayen


Nhiều người vẫn hay quan niệm rằng ăn đồ cay nóng sẽ làm đau rát dạ dày. Nhưng sự thực lại ngược lại: theo Đại học New York, việc ăn ớt Cayen có thể làm giảm thiểu cơn đau do khó tiêu hoá!
Thực vậy, việc ăn ớt cay nóng không hề làm sưng tấy các vết thương, thay vào đó nó chỉ tạo ra những cảm xúc tương tự khi cơ thể tiếp nhận chất cay. Việc tiếp nhận chất “Capsaicin” có thể làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu ở dạ dày. Với những người mắc phải hội chứng rối loạn tiêu hoá nên dùng từ 0,5 gram đến 1 gram bột ớt đỏ Cayen/ngày (chia làm 3 liều trong các món ăn), có thể giảm thiểu chứng đau, đầy hơi và nôn mửa.
(Theo "Sức khỏe & Đời sống")

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

Curcumin - Hoạt chất chữa viêm khớp hiệu quả

Sau những nghiên cứu chiết tách thành công Curcumin từ nghệ tại Việt Nam, một lần nữa, các hoạt chất có lợi trong củ nghệ vàng lại được quan tâm và ứng dụng trong việc sản xuất ra các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có lợi cho cộng đồng.


curcumin chữa viêm khớp
Sưng khớp là một trong những triệu trứng của viêm khớp

Hôm nay Cà chua xin giới thiệu tới các bạn một công dụng nữa của tinh chất Curcumin hàm lượng cao.
Như các bài viết trước Cà chua đã đề cập, Curcumin trong nghệ là một trong những hoạt chất có tác dụng chống Oxy hóa và kháng viêm rất hiệu quả.
Theo một nghiên cứu gần đây nhất công bố: tinh chất nghệ (curcumin) với hàm lượng đặc biệt cao (1200mg - 4800mg) có tác dụng như một thuốc giảm đau kháng viêm tự nhiên cho các bệnh nhân viêm xương khớp.

Bệnh viêm khớp
Viêm khớp là một trong những bệnh lý mạn tính ở người già. Bệnh chiếm khoảng 85% ở người trên 70 tuổi.
Bệnh là một dạng rối loạn tại khớp được đặc trưng bởi hiện tượng viêm dẫn đến tình trạng sụn ở khớp xương bị ăn mòn. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn, khi vận động các khớp xương người bệnh sẽ cảm thấy đau ở các khớp xương, nắn chung quanh các khớp xương sẽ thấy đau, có khi bị sưng, cử động các khớp xương bị hạn chế, nhiều khi phát ra tiếng kêu răng rắc trong khớp xương.
Thường thì khớp xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng phần lớn bệnh đau khớp ảnh hưởng tới các khớp xương, đau khớp tay, đau khớp vai, đau khớp đầu gối, đau khớp xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống.

Triệu chứng
Dấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéo dài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêm nhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động. Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéo dài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt, mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.
Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.

Nguyên nhân
Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). 
Lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bị tai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tình trạng đau khớp.

Cách chữa bệnh đau khớp hiện nay
Phần lớn điều trị bằng cách giảm nhẹ triệu trứng của bệnh. Ví dụ dùng thuốc giảm đau: thuốc kháng sinh, ức chế chất gây viêm trong quá trình của bệnh khớp. Bệnh cạnh đó, khoa học gần đây còn chỉ ra, Curcumin cũng hỗ trợ điều trị viêm khớp rất tốt bằng cách giúp cải thiện sức khỏe của xương. 
Trên bệnh nhân viêm khớp, có nhiều bằng chứng lâm sàng cho thấy Curcumin ở liều 1200mg có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau cứng khớp nhanh chóng và có khả năng ức chế một trong những nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp mà các loại thuốc giảm đau thông thường không có.
Bên cạnh đó, đặc biệt là Curcumin không để lại tác dụng phụ, như các thuốc trị bệnh khớp thông thường, bệnh nhân rất dễ bị viêm loét dạ dày, do một số hợp chất trong thuốc trị bệnh khớp làm giảm khả năng tạo dịch nhầy trong dạ dày.
Theo y học cổ truyền thì châm cứu cũng có khả năng chữa bệnh viêm khớp rất tốt.
Và còn một vấn đề nữa Cà chua khuyên các bạn nên chú ý là phần lớn người mắc bệnh viêm khớp là người già, khi lớp sụn hay chất dịch không còn nhiều, vì thế bạn nên vận động và tập luyện đúng cách để tái tạo lại tế bào và phát triển các chất dịch trong khớp.
Các bạn có thể vào link này để đọc thêm các bài viết về công dụng của Curcumin.


Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Dược phẩm hỗ trợ điều trị ung thư nguồn gốc thiên nhiên

Hiện nay, rất nhiều nghiên cứu hướng đến việc ứng dụng các thuốc nguồn gốc thảo mộc để dự phòng và điều trị ưng thư một cách riêng rẽ hoặc kết hợp với thuốc trị ung thư nguồn gốc hóa dược để làm tăng hiệu quả điều trị, làm giảm bớt độc tính và các tác dụng không mong muốn. 
Sau đây xin giới thiệu một số thuốc nguồn gốc thảo mộc:

Quercetin từ hoa hòe
hoa hoe, nguồn gốc thiên nhiên

Quercetin là một flavonoid có hoạt tính mạnh nhất so với các flavonoid khác, và nhiều cây thuốc, trong đó có cây hòe, có tác dụng chữa bệnh do chứa hàm lượng cao quercetin. Quercetin có tác dụng chống ôxy hóa, chống viêm, làm giảm sự tăng sinh tế bào gây chết tế bào theo chương trình. Quercetin có tác dụng hiệp đồng với thuốc hóa dược trị ung thư triozofurin trên các tế bào ung thư biểu mô buồng trứng của người. Có thể dùng liều triazofurin thấp hơn trong liệu pháp kết hợp, do đó làm giảm các tác dụng không mong muốn.
Quercetin cũng làm tăng tác dụng của thuốc hóa dược trị ung thư carboxytriazol trên tế bào ung thư biểu mô vú người, và làm tăng hoạt tính chống tăng sinh của thuốc hóa dược busulfan. Quercetin ức chế sự tạo thành cụm tế bào ở tế bào bệnh bạch cầu người, do đó có thể sử dụng liệu pháp kết hợp này trong điều trị bệnh bạch cầu cấp tích.

Genistein từ đậu nành
đậu nành trị ung thư, nguồn gốc thiên nhiên


Genistein là một estrogen thực vật từ đậu nành có khả năng là một thuốc hóa trị liệu gây sự chết tế bào theo chương trình do ức chế enzym topoisomerase, ức chế sự tạo mạch hoặc ngăn chặn các enzym kích thích phát triển u như cyclooxygenase. Genistein có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư biểu mô vú người. Genistein có tác dụng chống tăng sinh một cách hiệp đồng với thuốc trị ung thư tamoxifen trên tế bào ung thư vú. Như vậy, có thể sử dụng genistein để điều trị dự phòng ung thư vú ở phụ nữ.
Genistein còn được chứng minh có tác dụng phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư dạ dày ở cả nam giới và nữ giới.

Curcumin từ nghệ
nghệ trị ung thư, công dụng của nghệ

Curcumin được chiết xuất từ thân rễ các loài nghệ có tác dụng chống viêm, chống u và chống ôxy hóa. Một trong những công dụng của nghệ là phong bế sự khởi đầu sinh ung thư hoặc ngăn chặn sự biểu hiện ác tính của các tế bào khởi đầu, ngăn chặn nhiều yếu tố phiên mã. Curcumin trong nghệ có tác dụng cộng hợp với thuốc trị ung thư hóa dược doxorubicin, làm tăng tác dụng kháng u và tác dụng gây sự chết tế bào theo chương trình của cisplatin trên ung thư biểu mô buồng trứng.
Nhiều chất diệt sinh vật độc hại làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Curcumin từ nghệ và genistein từ đậu nành có tác dụng ức chế một cách hiệp đồng sự tăng sinh tế bào ung thư gây bởi 17 beta-estradiol. Có thể áp dụng các biện pháp dự phòng bằng các chất bổ sung thực phẩm (curcumin từ nghệ và genistein từ đậu nành) để điều trị các loại ung thư có liên quan đến nội tiết tố và làm giảm khả năng gây ung thư của các chất diệt sinh vật độc hại có hoạt tính estrogen.

GS. Đoàn Thị Nhu
(Theo suckhoedoisong.vn)


 
BACK TO TOP